Những ngộ nhận về khả năng chống nước của điện thoại và thiết bị đeo

Các smartphone Android hiện nay đang chạy đua thiết kế, cấu hình phần cứng và nhiều tính năng riêng biệt khác. Trong đó phải kể đến tính năng chống nước.

Mới đây, bộ đôi iPhone 7 và iPhone 7 Plus cũng có tính năng chống nước, điều mà các iFan đã khao khát chờ đợi bấy lâu. Tuy nhiên, nhiều người dùng đang có những hiểu biết sai lệch về tính năng này, dẫn hết hậu quả chiếc smartphone bị “đột tử” do nước lọt vào bên trong máy và phải đi bảo hành, tệ hơn là mua chiếc máy khác.

Trong bài viết này, người viết xin chia sẻ những điều cần biết về đến tính năng chống nước này.

HIện tại, có hai khái niệm chính về về tính năng chống nước là Waterproof và Water-Resistant.

Waterproof vs. Water-resistant

Nói một cách đơn giản, “Waterproof” cho khả năng kháng nước gần như hoàn toàn. Nước không thể lọt vào trong thiết bị. Trong khi đó, “Water-Resistant” chỉ có thể kháng nước trong một số trường hợp nhất định.

Rõ ràng Waterproof sẽ chống nước tốt hơn Water-Resistant. Chính vì thế, khi bạn mua bất kỳ một sản phẩn nào được nhà sản xuất nhắc đến tính năng chống nước thì nên xem kỹ dòng chữ được in trên sản phẩm sẽ là Waterproof hay Water-Resistant, hoặc bạn có thể tham khảo trên trang chủ của hãng nếu có.

Sự khác biệt của hai tính năng tương đối nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn. Cụ thể, một chiếc smartphone có thể sử dụng khi bạn đi dưới trời mưa nhưng lại không thể mang xuống hồ bơi để chụp ảnh chẳng hạn.

Hoặc, một chiếc đồng hồ thông minh có thể hiển thị thời gian khi bạn đi bơi nhưng không thể thao tác với các nút bấm vì lúc đó nước sẽ xâm nhập vào bên trong. Vì vậy, chúng ta cần biết thêm hai tiêu chuẩn: ATM và IP.

Tiêu chuẩn ATM: chủ yếu trang bị cho các thiết bị đeo tay (wearables)

ATM là kí hiệu viết tắt của từ “atmosphere” (áp suất), tức mức áp lực nước mà thiết bị đó có thể chịu được. Mỗi ATM tương đương với 10 mét áp lực nước tĩnh.

Tính năng chống nước sẽ được liệt kê trên bất kỳ sản phẩm nào nếu có trang bị.

Apple Watch Series 2 có tính năng chống nước và được liệt kê chi tiết trên trang chủ.

Mặc dù thuật ngữ chống nước trên các thiết bị không được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) chứng nhận mà hầu hết được các hãng tự kiểm tra và xác nhận. Tuy nhiên, các thiết bị khi đã được gắn mác chống nước phải đạt đủ tiêu chuẩn ISO:22810 nên bạn hoàn toàn yên tâm về việc sử dụng thiết bị đi khi mưa.

Apple Watch Series 2 quy định rất rõ về tiêu chuẩn chống nước đạt được.

Tuy nhiên, có một thứ mà nhà sản xuất thường không liệt rê rõ: thiết bị chỉ có thể chống nước hoàn toàn và hoạt động bình thường (khi bạn đi bơi chẳng hạn), nhưng không thể bấm nút hay thao tác cảm ứng.

 

Tiêu chuẩn IPxx: chủ yếu dành cho smartphone

Các smartphone thường có các bài kiểm tra khả năng chịu nước theo tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Commission – IEC). Và tiêu chuẩn đó còn được gọi ngắn hơn là IP. Đây là hệ thống phân loại mức độ bảo vệ của lớp vỏ thiết bị, đi kèm 2 số phía sau minh họa cho mức độ chống nước từ thấp đến cao.

Galaxy S7 Edge của Samsung được trang bị tính năng chống nước theo tiêu chuẩn IP68.

Bộ đôi iPhone 7 và iPhone 7 Plus có tính năng chống nước đạt chuẩn IP67..

Với hai chữ số phía sau kí hiệu IP, số đầu tiên thể hiện khả năng bảo vệ chống lại những tác động bên ngoài như: cát bụi, các vật sắc bén như chìa khóa… Thanh số từ 0 – 6.

Chữ số thứ hai thể hiện khả năng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước, với thang điểm từ 0 – 9. Hầu hết các smartphone cao cấp hiện nay đều đạt được ở mức 7 hoặc 8. Dưới đây là ý nghĩa của từng cấp độ:

Bảo vệ khỏi các hạt nước rơi theo chiều dọc. Bảo vệ khỏi các hạt nước rơi theo chiều dọc khi thiết bị nghiêng ở góc khoảng 15 độ. Bảo vệ khỏi nước phun nhẹ trực tiếp khi máy nghiêng ở góc khoảng 60 độ. Bảo vệ khỏi nước phun nước nhẹ trực tiếp từ mọi hướng. Bảo vệ khỏi áp lực nước từ vòi phun có đường kính khoảng 6.3mm. Bảo vệ khỏi áp lực nước từ vòi phun có đường kính khoảng 6.3mm. Bảo vệ khỏi áp lực nước khi ngâm ở độ sâu khoảng 1 mét trong thời gian 30 phút. Bảo vệ khỏi áp lực nước khi ngâm thiết bị ở độ sâu trên 1 mét trong thời gian khoảng 30 phút. Bảo vệ khỏi nhiệt độ cao cũng như áp lực nước lớn.

Chính vì thế, một số thiết bị như Sony Xperia Z5 in luôn cả hai tiêu chuẩn IP65 và IP68 trên sản phẩm và họ rất tự hào về điều đó.

Mặt trái của tính năng chống nước

Như vậy, bạn đã hiểu rõ được khái niệm và sự khác nhau của tính năng chống nước. Tất nhiên, tính năng chống nước vẫn tồn tại mặt hạn chế của nó mà ta nên biết:

  • Cổng kết nối và nút bấm: Khi bạn đang hoạt động trong môi trường có tiếp xúc nước, nếu thiết bị của bạn có bất kỳ cổng kết nối nào, hãy che thật kín. Nếu thiết bị của bạn có nút bấm cứng, xin đừng nhấn. Nếu bạn không che kín hoặc bấm nút sẽ tạo khe hở và nước sẽ xâm nhập. Tuy nhiên, một số thiết bị được thiết kế để bạn có thể thao tác kể cả khi đi bơi, và bạn phải chắc chắn thiết bị của mình hỗ trợ trường hợp này thông qua thông tin từ nhà sản xuất.

Các smartphone chống nước nhờ vào các ron cao su bọc xung quanh các chi tiết phần cứng bên trong.

  • Không áp dụng với nước biển: Tâm lý chung của nhiều người dùng cho rằng, smartphone của họ đi bơi được thì cũng có thể đi tắm biển được, điều đó là hoàn toàn sai lầm. Tất cả các bài kiểm tra đánh giá tính năng chống nước nghiêm túc trên các thiết bị di động nói chung đều được thực hiện trong môi trường nước sạch hay nước tinh khiết, không hề thử nghiệm với nước biển. Bởi, nước biển chứa muối sẽ gây hao mòn chất liệu của thiết bị, thậm chí gây rỉ sét các linh kiện phần cứng bên trong, và thiết bị của bạn sẽ rất khó sửa chữa. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn hãy tắt hẳn thiết bị, rửa lại với nước sạch, tháo tất cả các linh kiện nếu có thể, sau đó phơi khô trước khi sử dụng lại.
  • Không có chất lỏng khác: tương tự với nước biển, tất cả các bài kiểm tra chống nước không được thực hiện đối với… cà phê hoặc bùn. Trong trường hợp như vậy, bạn thực hiện các thao tác tương tự như khi máy bị nhúng nước biển.

Chỉ là biện pháp bảo vệ, đừng lạm dụng

Rất nhiều nhà sản xuất quảng cáo khả năng chống nước trên thiết bị với nhiều thể loại khác nhau, từ đi hồ bơi cho đến ngâm nước ở nhiều hình thức. Tuy nhiên, người dùng hãy xem tính năng đó là một biện pháp bảo vệ và đừng lạm dụng nó.

Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận tính hiệu quả mà nó mang lại, nhưng một món đồ công nghệ có ở với ta lâu bền hay không, phần lớn là do quá trình sử dụng của chính người dùng.

Theo Infonet

DMCA.com Protection Status