Các phương pháp rèn luyện đọc hiểu để nhận nhiều giá trị hơn khi đọc sách

“Tôi cảm thấy rất hứng thú và thực sự bổ ích khi đọc bài viết này (được chia sẻ làm 4 kỳ trên FB cá nhân của cô giáo). Có những điều mà khi đọc sách, tôi cũng từng làm nhưng ít khi được tổng kết thành những phương pháp rõ ràng, trình tự như thế! Các bậc phụ huynh, các thầy cô sẽ thấy bổ ích cho chính mình và nên áp dụng để rèn luyện cho con em, học trò của mình qua nội dung của bài viết. Cảm ơn cô giáo Đinh Thu Hồng và giới thiệu với các bạn!”

TS. Lê Thống Nhất.

Làm thế nào để rèn luyện đọc hiểu?Làm thế nào để rèn luyện đọc hiểu?

1. SUMMARIZE/RETELL/TÓM TẮT

Retell hay tóm tắt lại 1 câu chuyện, 1 quyển sách sẽ là phương pháp được giới thiệu đầu tiên vì đây là một trong những strategies (chiến lược) tương dối dễ cho các em. Nói là tương đối vì thực ra khi thực hành, đa số các em còn lúng túng và hay mắc thói quen chung: chép lại nguyên văn hay copy những câu thoại hay cả một trang truyện. Để tránh mắc lỗi này, mình luôn nhắc các em phải dùng lời văn của chính mình (retell in your own words). Nói thì dễ nhưng làm thì không dễ chút nào. Vậy làm thế nào để các em không mắc lỗi copy từ sách /truyện ra? Và dùng những cách gì để giúp các em tóm tắt truyện hiệu quả?

1. Đối với sách phi viễn tưởng (Non-fiction) thì tóm tắt lại đơn giản hơn so với thể loại viễn tưởng (Fiction): chủ yếu là liệt kê những thông tin/facts chính. Các em có thể dùng phần mở đầu (Heading) hay mục lục (contents) để dễ chọn thông tin và liệt kê ra. Mới bắt đầu tập tóm tắt thì chỉ cần các em nắm đc 1 ý chính/thông tin/fact là OK. Dần sẽ tăng lên 2-3, rồi 4-5 facts.

2. Tập cho các con paraphase/diễn xuôi để tránh việc copy từng câu chữ trong sách. Paraphase chủ yếu là tìm ý chính (5W+H) như ai, làm gì, ở đâu, cái gì.

Ví dụ:
– After Mom caught me horsing around, she banned me from watching TV until I read the book. (Original sentence). Sau khi mẹ bắt gặp tôi gây ồn ào, bà đã cấm tôi không được xem TV cho tới khi nào tôi đọc xong cuốn sách. (Bản gốc)
– I can’t watch TV until I start my reading. (Paraphrased/diễn xuôi). Tôi không được xem TV khi bắt đầu đọc sách (diễn xuôi).

Cách nữa để paraphrase là dùng từ đồng nghĩa /synonyms. Như trong ví dụ trên thì thay vì nói “she banned me” thì nói “I can’t “. Hoặc thay vì nói “read the book” thì nói “start my reading”.

3. Khi retell Fiction thì phải dùng sequence words/order words (từ chỉ sự xâu chuỗi hay thứ tự thời gian). Ví dụ: first, later, next, last, finally. Nên hỏi các em những câu mở như :
– Tell me what happened first in the story?
– Then what did he do?
– What happened after the mom gave …?

Một bài thực hành của học sinhMột bài thực hành của học sinh

Phải dùng sequence words vì: sách hư cấu hay Fiction phải đọc theo trình tự, khác với sách Non-Fiction.

4. Dùng đồ hoạ/ graphic organizers sẽ giúp các em rất nhiều: như trong hình mình giới thiệu vài kiểu khác nhau: hình bàn tay hay chia thành các ô theo chiều kim đồng hồ. Hình bàn tay có vẻ dễ nhớ cho các em nhất:
– Who: characters, who are in the story?
– What: what happened, events (first , next , last )
– Why: the problem, cause
– Where: the setting (house, inside or outside, garden or castle…)
– When: morning or night, summer or winter….
– how : solutions, what did the characters do at the end or at each event.

Dùng hình bàn tayDùng hình bàn tay

Trong hình mình có cả anchor chart with sentence starters, giúp các em nhớ khi phải áp dụng từng strategy.

Một lần nữa lưu ý đây là những phương pháp đọc hiểu không chỉ áp dụng cho sách truyện tiếng Anh mà cả sách tiếng Việt và sách truyện bằng các thứ tiếng khác.

2. MAKE CONNECTIONS/TÌM MỐI LIÊN HỆ

Make connection tức là tìm mối liên hệ giữa cái mình đang đọc, tìm hiểu với sự vật, sự việc, con người mình đã từng biết.

Có 3 cách make connection như sau:

3 mức liên hệ khi đọc sách3 mức liên hệ khi đọc sách

– Text to self: liên hệ giữa sách, truyện hay phim với bản thân mình hay những gì mình đã trải qua.
Ví dụ:
+ Nếu bé đọc truyện về những con vật ở nông trại/farm animals thì bé có thể nói “A, con nhớ hôm nọ con cũng được đi trang trại”, hay “Hôm nọ con vừa nhin thấy con gà/lợn /bò “…
+ Nếu xem phim hoạt hình thấy cảnh các bạn đang ăn bánh hay vui chơi thì liên hệ “Con thích ăn bánh đấy! “, “Hôm nọ bà mua bánh cho con nhỉ “,…

– Text to text: liên hệ chéo giữa các truyện/phim với nhau, liên hệ giữa truyện/phim đang đọc/xem với những truyện/phim đã xem.
Ví dụ:
+ Nếu thấy cảnh giúp bạn trong truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” thì bé sẽ nói “Con nhớ hôm nọ con đọc truyện “Bu Bu và bạn thân” cũng có đoạn các bạn giúp nhau.
+ Truyện “Rùa và thỏ”/Turtle and the Hare làm con nhớ đến trong phim hoạt hình hôm nọ con xem cũng có nhân vật là bạn thỏ
+ Đoạn kết của phim này có hậu giống như trong truyện…
Lưu ý là khi make connections text-to-text, không nhất thiết là truyện mới liên hệ được với truyện, mà có thể liên hệ truyện với phim, với báo, với đĩa hay TV. Vì text trong tiếng Anh được hiểu theo nghĩa rộng, bất cứ dạng truyền thông nào.

Đọc cần biết liên hệ...Đọc cần biết liên hệ…


– Text to world: trong 3 kiểu liên hệ thì kiểu này là khó nhất. Từ cuốn truyện đang đọc, các em phải liên hệ với thực tế. Ví dụ, đọc truyện “Rùa và Thỏ “, các em có thể liên hệ là không nên kiêu ngạo. Hay xem phim Minions thì các em có thể liên hệ giữa một cảnh trong phim với những gì các em chứng kiến ngoài đời như “Hôm nọ con cũng thấy có bạn mặc bộ quần áo giống của bạn Minions- màu xanh và màu vàng”…
Khi liên hệ, để dễ cho các em, mình dùng mẫu câu mở đầu sẵn/sentence starters như:
– This reminds me of… (Cái này gợi cho con…)
– I remember… (Con nhớ…)
– I think of… (Con nghĩ về…)

Khi mới tập phương pháp này, đi từ dễ đên khó, tức là theo thứ tự mình nói ở trên: “text to self” đầu tiên rồi sau cùng mới “text to world”. Và tập với những gì trong đời sống hàng ngày trước, rồi mới áp dụng vào sách truyện đang đọc. Nhiều khi chúng ta make connections mỗi ngày mà không để ý đấy thôi, nhiều tình huống lắm: như “Ơ cái này giống cái hôm nọ mẹ mua cho con” hay “Đường đông cứ như lúc chạy loạn”…

3. ASK QUESTIONS/TẬP ĐẶT CÂU HỎI

Đặt câu hỏi giúp các em hiểu sách/truyện hơn và đi sâu được vấn đề/thông điệp của cuốn sách.

Tập đặt câu hỏi Tập đặt câu hỏi

Việc đặt câu hỏi cũng là kỹ năng cần có cho các môn học khác, không chỉ môn đọc. Đặt câu hỏi , ngoài việc giúp các em hiểu sâu, còn kích thích sự đào sâu nghiên cứu. Và giống như những phương pháp đọc hiểu khác, ask questions có thể áp dụng đối với bất cứ sách nào , bằng ngôn ngữ nào , hay người đọc nào. Và ask questions cũng giúp các em kỹ năng sống và học tập nói chung. Đặt câu hỏi cũng giúp các em khả năng suy nghĩ mang tính phân tích, đánh giá (analytical and critical thinking).
Các em nhiều khi sốt ruột hỏi ngay từ đầu nào là tại sao, thế nào,.. Mình luôn nói với cac em rằng cứ tiếp tục đọc đi, nhiều khi câu trả lời ở đoạn/phần /chương tiếp theo.

Bảng hệ thống câu hỏi tư duyBảng hệ thống câu hỏi tư duy

Nên lưu ý rằng không phải lúc nào cũng tìm được câu trả lời cho các câu hỏi các em đặt ra trong cùng một quyển sách. Nhiều khi phải đọc thêm, xem thêm ở những chỗ khác, sách khác mới có câu trả lời. Và như thế lại thành hay vì tiếp thêm niềm hứng thú tìm hiểu , học hỏi, và ham đọc nữa .

Các cách đặt câu hỏi, ngoài mở đầu bằng 5W+H (who, what, where, when, why, how), còn những cách bắt đầu khác như:
– I wonder ….?
– I was curious…?
– I don’t know why…?
– Will it…?

Nhiều cách bắt đầu cho câu hỏiNhiều cách bắt đầu cho câu hỏi

Các câu hỏi chia thành 3 dạng chính phụ thuộc vào 3 thời điểm như sau:
Trước khi đọc: Thường trước khi đọc , có thể hỏi những câu đơn giản như:
– Truyện /sách này về cái gì? (What is this book about ?)
– liệu cái kết thế nào? (What’s the ending like?)
– Chủ đề truyện /sách là gì? (What’s the topic? What’s the main idea?)
Trong khi đọc: Chủ yếu hỏi về những diễn biến /thông tin trong sách/truyện. Dùng tất cả các mẫu câu hỏi với 5W+H và câu hỏi đóng với cách trả lời đúng sai (yes-no questions). Ví dụ như:
– Tại sao nhân vật lại hành động như thế? (Why did he/she do that?)
– Nhân vật đó làm thế liệu là tốt hay xấu (Is he/she a good or bad character?)
– Còn chuyện gì xảy ra/đã xảy ra? (What has happened? What will happen?)
Sau khi đọc xong: Chủ yếu về những cảm nhận và ấn tượng về quyển sách. Ví dụ:
– Mình thích nhất truyện/sách này vì điểm gì? (What do I like most about the book?)
– Phần yêu thích nhất trong truyện /sách là phần nào? (What’s my most favorite part ?)
– Còn chỗ nào mình chưa hiểu không? (Is there anything else that I didn’t get or understand? )

4-5-6 PREDICT, MAKE INFERENCES, DRAW CONCLUSIONS
/SUY ĐOÁN, SUY LUẬN, RÚT RA KẾT LUẬN

Chiến lược đọc hiểu tiếp theo là suy đoán, suy luận, rút ra kết luận . Thu Hồng gộp 3 strategies này vào chung vì 3 cái liên quan chặt chẽ đến nhau.
Cả 3 đều yêu cầu người đọc phải dùng những thông tin đã đọc cộng với những gì mình biết/kinh nghiệm cá nhân để hiểu sách /truyện hơn. 3 strategy này xếp theo trình tự từ khó đến dễ:
Predict/Suy đoán:

Suy đoánSuy đoán

Predict tức là dựa trên những gì mình đã đọc (nhân vật đã nói gì, làm gì, tính cách nhân vật biểu hiện ra sao cho đến chỗ mình đã đọc , chuyện gì đã diễn ra…) để đoán bước tiếp theo của nhân vật, tình huống.
Predict dễ hơn Make Inference và Draw conclusion vì có thể kiểm chứng được: đến đoạn sau, đoạn cuối truyện có thể xem những gì mình dự đoán có đúng không.
Ví dụ: ở trong truyện “Three little pigs”, nếu tên cáo sau khi đã phá ngôi nhà đầu tiên, bé có thể Predict là cáo sẽ phá ngôi nhà thứ 2.

Tập suy đoán nào!Tập suy đoán nào!

Make inferences/Suy luận:

Suy luậnSuy luận


Make inferences khó hơn Predict vì không chỉ dựa trên những gì mình đọc từ sách, truyện mà còn phải kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm ngoài đời. Để tập strategy này, nên tập những tình huống nhỏ trước đã, rồi mới áp dụng vào truyện đang học/đọc.
Ví dụ: thấy bạn ướt lượt, con có thể suy ra là bạn không mang theo ô, hay gặp phải vũng nước to. Ở lớp mình hay tập cho các bạn nhỏ những tình huống kiểu như thế. Hỏi các bạn như: nếu thấy ai mặt rất vui, theo con suy ra là gì? Nếu mọi khi mình đi phố này, hôm nay mình phải đi đường khác. Theo con tại sao?
Khi đã thạo thạo rồi mới áp dụng cho truyện. Có thể dùng những truyện ngắn , truyện tranh trước, sau mới đến chuyện chương hồi .

Đây là strategy khó nhưng tuyệt vời vì nếu thạo các em sẽ hiểu được những ẩn ý của tác giả, những gi mà tác giả không viết ra; chính là khả năng “read between the lines” (đọc điều ẩn giữa các dòng chữ)!
Ví dụ: trong truyện dân gian Nga nhổ củ cải, bác nông dân gọi hết người này đến người khác tới giúp, con thấy hay suy ra được điều gì? Câu trả lời có thể là: củ cải chắc phải to lắm, bác nông dân không nề hà, luôn quyết tâm làm được việc …

Draw conclusions/Rút ra kết luận:

Rút ra kết luậnRút ra kết luận


Strategy này khó hơn Predict va Make Inferences vì ngoài suy luận, bé còn phải rút ra kết luận dựa trên những suy đoán, suy luận của mình. Xin lưu ý không cần đến đọc hết truyện mới rút ra kết luận. Có thể tập strategy này cứ sau mỗi đoạn hay chương. Rút ra kết luận có thể được tóm tắt là có hiểu biết mới dựa trên những gì đã đọc.
Khi tập strategy này, nên tập với những câu chuyện ngụ ngôn, nhất là truyện ngụ ngôn của Aesop/ Aesop fables. Vì truyện ngụ ngôn tương đối ngắn và bao giờ cũng có một bài học nhất định.

Những mẫu câu dùng cho cả 3 strategies này là:
– I think…
– I predict…
– This might be…
– I come to think…

Hy vọng với các phương pháp rèn luyện đọc hiểu đã chia sẻ, các bạn sẽ thu hoạch được nhiều điều bổ ích, phát triển tư duy và ngày càng mê đọc sách hơn!

Tác giả: Hong Dinh

DMCA.com Protection Status