Thuật ngữ và các ký hiệu liên quan đến Rubik

Với người bắt đầu chơi Rubik thì trước tiên cần phải nắm được các định nghĩa, ký hiệu trong lĩnh vực Rubik để có thể tiếp cận được các chỉ dẫn hướng dẫn một cách dễ dàng.

  1. Các định nghĩa

Cube: nghĩa đen theo tiếng Anh là “khối lập phương” nhưng từ này được dùng để gọi tắt các loại Twisty Puzzle (những món đồ chơi có dạng trục để xoay các mặt giống như khối Rubik). Vì  thế mọi người chơi  lâu  thường dùng  từ  “cube”  trong trao đổi thông tin với nhau ám chỉ khối Rubik.

Big cube: các loại cube có số tầng từ 4 trở lên.

Breaking  in: chỉ việc chơi  trong  thời gian đầu khi mới mua cube, giai đoạn này nhằm mài mòn bớt phần  nhựa  thừa  của  cube,  tạo  cảm  giác xoay mượt hơn, nói chung sau giai đoạn này thì cube sẽ hoàn hảo hơn nhiều.

MOD (modify): chỉ việc thay đổi cấu trúc bên trong (ở các chi tiết nhỏ) của cube bằng cách  tác động  lên  cubies. Những phương pháp gia công đơn giản như mài, dũa, gọt, cắt… nhằm thay đổi tính năng của cube theo ý muốn từng người chơi.

Cut corner: khả năng khối Rubik có  thể xoay được một  layer khi  layer đó chưa thẳng với phần còn lại. Ví dụ xoay U R’, khi chưa xoay xong U mà đã xoay được R’ thì gọi là cut corner.

Tiles: cũng là một thứ dùng để dán lên bề mặt cube nhưng làm bằng nhựa, có độ dày cao hơn và độ nhám cao hơn, đặc điểm của loại này là rất bền chắc, hiếm khi nào có trường hợp cube được dán tiles mà tiles bị hỏng phải thay, loại này cũng giúp bám chắc tay, dễ look nhưng làm cube nặng hơn.

Move: xoay 1 layer 90 độ hoặc 180 độ

Lưu ý: U (D, R, L, F, B) hay U2 (D2, R2, L2, F2, B2) đều được tính là 1 move; riêng M, E, S (M2, E2, S2) sẽ tính là 2 moves.

TPS (turn per second): tính số moves trên giây.

Pop: hiện tượng khi đang chơi mà một bộ phận nào đó bất thình lình văng ra ngoài (do cube hoặc Finger trick không tốt).

Finger  trick:  thao  tác  các  ngón  tay  để  thực  hiện  công  thức một  các  liền mạch, nhanh chóng, đẹp mắt.

Look ahead:  kỹ  năng nhìn nhanh  và  chính xác  các ô màu  cần  thiết để  áp dụng đúng  công thức khi solve. Look ahead và Finger  trick  là 2 kỹ năng quan  trọng bậc nhất  và không  thể  thiếu đối với một cuber.

Slow  turning: Finger  trick một cách chậm  rãi nhưng liên  tục, cách này dùng để luyện Look ahead rất hiệu quả.

Scramble: xáo trộn các mặt của cube với nhau để có thể bắt đầu quá trình solve, chuẩn  scramble  cho  3×3  là  25 moves  ngẫu  nhiên,  4×4  là  40 moves,  5×5  là  60 moves, 6×6  là 80 moves, 7×7  là 100 moves,  riêng với 2×2  là ngẫu nhiên  từ 7-12 moves.  Scramble  còn  được hiểu  theo  nghĩa  danh  từ  là  “công  thức  xáo  trộn”  và scramble chỉ dùng ký hiệu xoay mặt cube, chứ không dùng ký hiệu đổi mặt cube (x y z).

Inspection: thời gian (15s) nhìn trước khi giải trong thi đấu, sau thời gian này bắt buộc các cubers phải bắt đầu quá trình giải của mình.

Solve: giải Rubik.

Prepare: giải với những scramble đã được thực hành trước đấy.

Timer: dụng cụ, phần mềm hoặc trang web dùng để tính thời gian.

Plus 2: nếu 1 layer của khối Rubik sau khi giải bị lệch nhau một góc > 450 thì sẽ bị +2s vào thời gian giải, +2s cũng có thể do lỗi vi phạm 15s Inspection. CN (Color neutrality): hiểu một cách đơn giản là có thể bắt đầu solve với bất kỳ màu nào.

LBL (Layer by Layer): phƣơng pháp giải từng tầng.

CFOP (Cross- F2L- OLL- PLL): phƣơng pháp  tiên  tiến nhất hiện nay đƣợc các cubers sử dụng trong thi đấu, CFOP gồm 4 bước:

Cross: tạo chữ thập cùng màu ở mặt bất kỳ.

F2L(First two layers): hoàn thành 2 tầng đầu.

OLL (Orientation of the Last Layer): lật tầng cuối.

PLL (Permutation of the Last Layer): hoán vị tầng cuối.

2-look OLL /2 look PLL: một cách khác để hoàn thành OLL/PLL mà không cần học hết các trưuòng hợp của chúng.

OLL/PLL Attack: làm liên tục tất cả các trường hợp OLL/PLL.

Single: thành tích một lần solve (nhiều khi Single đƣợc hiểu như Best).

Best: thành tích tốt nhất trong các lần giải.

Worst: thành tích kém nhất trong các lần giải.

Avg (Average): thời gian trung bình của nhiều lần giải (thường là 5 lần) sau khi đã bỏ qua thành tích tốt nhất và kém nhất.

Mean: nguyên trung bình (thường áp dụng cho 6×6 và 7×7).

Sub-x: thời gian giải trung bình dưới x giây.

Ví dụ:

Rubik’s Cube

No  Name  1  2  3  4  5  Best  Worst  Average

1  Feliks  7.03  8.11  8.36  5.66  7.78  5.66  8.36  7.64

2  Rowe  7.36  DNF  8.43  8.55  7.83  7.36  DNF  8.27

3  Yu  9.25  9.68  8.53  8.53  8.96  8.53  9.68  8.91

Và 7.64 cũng có thể được gọi là sub 8.

DNF (did not finish): không hoàn thành

DNS (did not solve): không bắt đầu quá trình giải

DIY (do it yourself): có nghĩa là khi mua Rubik về chỉ gồm những viên rời nhau, mình phải tự lắp ốc, lò xo để tạo nên khối Rubik.

Skip: may mắn đƣợc bỏ qua một bƣớc, ví dụ skip OLL  là khi  làm xong F2L  thì làm luôn PLL vì đã hoàn thành ngẫu nhiên OLL trƣớc cho mình.

Non-skip: không skip.

  1. Kí hiệu.

Trước khi  bạn  tìm  hiểu  về  khối  Rubik,  bạn  phải  biết  được ngôn  ngữ  của chúng,  đó  chính  là  các  kí  hiệu  dùng  để  chỉ  những moves  xuất  hiện  trong  công thức. Có khá nhiều kí hiệu cần phải học  tuy nhiên  tất cả đều được xây dựng dựa trên những quy ước sau:

U – layer: lớp trên    D – layer: lớp dưới M – Slide

L – layer: lớp trái    R – layer: lớp phải    E – Slide

F – layer: lớp trƣớc    B – layer: lớp sau    S – Slide

+ Khi chỉ viết chữ  in hoa  (U, D, R,…),  tức  là quay mặt đó  theo chiều kim

đồng hồ một góc 90

.+ Khi viết chữ in hoa có thêm dấu ‘ đằng sau (U’, D’, R’,…), tức là quay mặt

đó ngƣợc chiều kim đồng hồ một góc 90

.+ Khi viết chữ  in hoa có  thêm  số 2 đằng  sau  (U2, D2, R2,…),  tức  là quay

mặt đó 180  theo chiều nào cũng vậy. 

 

1 những suy nghĩ trên “Thuật ngữ và các ký hiệu liên quan đến Rubik

Bình luận đã được đóng lại.

DMCA.com Protection Status