Trò chơi tập thể vui dã ngoại

1. “Dùng…. chuối dập lửa” Số lượng tham gia: cũng khoảng 4-6 cặp.

Cách chơi rất đơn giản.. người con trai bị bịt mắt.. đeo vào người 1 cái dây nè, cái dây đó treo 1 cái người ta gọi là của quý (quả chuối) người con gái sẽ đeo cái của quý (là quả chuối) vào lưng người con trai.. tất nhiên.. con trai ko biết của quý của mình dài đến đâu.. Bằng sự điều khiển tinh tế của người con gái.. làm thế nào để của quý của con trai có thể dập tắt cây nến ở dưới.. Phần thưởng là 1 vé xem phim sẽ thuộc về đôi nam nữ phối hợp.. ăn ý nhất…dai sức nhất…

Vàng một : Dùng dây buộc vào bụng ấy bạn ạ.

Vàng hai: Điều khiển = giọng nói
Xin typing 1 số lời phỏng vấn nhanh và bí quyết của các đôi chơi:
+ Đôi dập nến nhanh nhất: bí quyết: hãy nghe lời bạn gái nói và làm theo..
+ Đôi khác: bí quyết của tôi là luyện tập hàng ngày để giữ sức khi chơi
+ Nhẹ nhàng khéo léo.. lên xuống đều đặn, nhịp nhàng.. và luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu những điều bạn gái mình nói..
– Nữ đứng cách xa 2m, hướng dẫn ng nam dập tắt ngọn nến = trái chuối.
Chống chỉ định:
– không được dùng tay, cứ tư thế đứng tấn mà, chỉ được hạ ng lên xuống.
– Nến ko nên to quá, lửa lớn dễ phỏng .
Tất nhiên cặp nào dập nến tắt trước thì đc thắng.

2. Cặp đôi ăn ý nhất: VD cho 4 cặp đôi (ycầu 1 nam, 1 nữ)
Chuẩn bị: 4 tờ báo, 1 đĩa nhạc bất kỳ
Luật chơi: – Mỗi cặp nam nữ sẽ đc phát cho tờ báo.
– Ngay sau khi tiếng nhạc dứt , Cả 2 cùng phải đứng sao cho toàn bộ phần trạm đất ko vượt qua tờ báo.Đội nào bị ngã ra ngoài trc se bị loại.
– Sau mỗi hiệp thì tờ báo sẽ đc gấp lại 1/2.
Như vậy nghĩa là phần tiếp đất sẽ nhỏ, các cặp nam nữ phải làm thế nào thì tùy (bế, cõng nhau…hihi)
– Đội nào trụ đc lâu nhất là đội chiến thắng.
Chú ý: Vì trong quá trình chơi, tờ báo hay rách nát, để có bào cho các hiệp sau, bạn nên chuẩn bị nhiều báo hơn.
3. DỘI BOM: mỗi đội khoảng 5-10 người, xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, lần lượt từng người dùng một tay cầm bong bóng vừa đi vừa thổi. Khi đến đích, người chơi đặt bong bóng xuống và ngồi lên cho bể rồi chạy về vạch xuất phát, đến người khác…
4. QUẢ BÓNG TÌNH YÊU: mỗi đội khoảng 5 cặp nam nữ. mỗi cặp được phát 1 cai bong bóng, bạn nam sẽ dung tay cầm bong bóng cho bạn nữ thổi (bạn nữ không được chạm vào bóng), khi quả bóng đủ to, bạn nam cột bong bóng lại rồi đặt vào giữa má của hai người. cứ thế hai người phải giữ cho quả bong không rớt đi về đích, đưa cho trọng tài rồi trở về vạch xuất phát. đến cặp khác.
5. ĐẤU THƯƠNG: mỗI độI gồm 6 ngườI, 4 nam 2 nữ. cứ 2 bạn nam chắp tay lam kiệu cho một bạn nữ ngồI lên. bạn nữ cầm trên tay một que dài 1,5-2m đầu que có cột một quả bóng đã thổI sẵn. tất cả các độI chơi bước vào trong một vòng tròn lớn. nhiệm vụ của ngườI chơi là phảI vừa giữ cho bong của mình không bể vừa dùng gậy chọc bể bóng của ngườI khác. kiệu nào bị chọc bể bóng hoặc để rơi ngườI thì phảI bước ra khỏI vòng. kiệu nào còn lạI sau cùng là chiến thắng.
*chú ý: khoảng cách từ bong bóng đến đầu các que phảI bằng nhau, nếu đề kiện cho phép thì có thể mở rộng khu vực chơi cho thêm phần hào hứng.
6. KHIÊU VŨ – Nhảy với bóng bay nào: mỗI độI hai cặp nam nữ cột mỗI ngườI một chân vào vớI nhau, trên chân tự do của mỗI ngườI cột một quả bong bóng đã thổI sẵn. tất cả cùng khiêu “vũ” trong một vòng tròn và tìm cách đạp bể bong bóng của ngườI khác nhưng phảI giữ bong bóng của mình không bị bể. cặp nào còn giữ lạI bong bóng cuốI cùng thì thắng.
7. Trò chơi đi tìm kho báu: Chia làm 3->4 nhóm ,mõi nhóm chừng 10 người xuất phát tại 3,4 địa điểm khác nhau mỗi nhóm có 1 trọng tài .Mỗi nhóm xuất phát tại 1 địa điểm đi và tìm những tờ giấy chỉ dẫn ,làm theo chỉ dẫn cho tới khi tìm được kho báu .Đội nào tìm được kho báu trước sẽ thắng .
Trò truyền dây thun (bằng tăm tre, que diêm, hoặc 1 que của chiếc chổi tre(có cái gì ta dùng cái đó)…bất cứ thứ gì nho nhỏ, càng ngắn càng tốt)
5 cặp nam nữ là đủ, nhiều quá thì nhàm. 10 người đứng so le nhau, cứ 1 nam rồi lại 1 nữ. Hay hơn nếu có thì cứ 1 cao rồi lại 1 thấp(cảnh thế mới đẹp) Tất cả nhét tay vào túi áo, quần (tất nhiên của mình:D) bỏ tay ra sau,…nói chung là trò này ko đc dùng tay sờ mó, động chạm,… Người đầu tiên ngậm tăm, trên tăm cài dây thun vòng rồi sau đó truyền cho người bên cạnh. 2 người làm sao mà dây thun từ tăm tre ng thứ 1 sang đc tăm tre ng thứ 2 mà ko bị rơi xuống đất, ko đc dùng tay chân hay bất cứ bộ phận nào tiếp xúc vào quá trình truyền dây. Cứ thế truyền cho đến ng cuối cùng. Ai làm rơi tất nhiên sẽ có 1 hình phạt thích đáng tùy vào yêu cầu số đông. Hoặc là bẻ đôi que tăm đó đi, que càng ngắn càng vui mà
Có thể chia làm 2 đội, thi xem dây thun bên nào về đích trước. Tất nhiên là bên nào về sau thì là đội thua cuộc.
8. Trò bắt sâu:
Số lượng tham gia: khoảng 4 – 6 cặp là vừa rồi
Cách thức:
– Nữ được bịt mắt
– được người quản trò cài 5 – 10 con sâu bằng kim tây hoặc có thể thay thế bằng thứ gì có thể dính vào quần áo.
– Trò chơi bắt đầu, ng nữ đã bịt mắt sẽ tìm bắt mấy con sâu trên quần áo ng nam.
Cặp nào bắt xong trước coi như thắng, được thưởng.
Chống chỉ định: cài sâu vào mấy chỗ nhạy cảm của nam.
Khuyến khích: càng gần chỗ nhạy cảm càng tốt

9. Bú bia: Mình cũng xin góp 1 trò nha : (trò chơi vận động, thích hợp ở tất cả địa hình)
Dụng cụ : bình sữa em bé, bia, dây ni lon
Mỗi đội sẽ có 10 người (5 nam 5 nữ)
Cả đội sẽ ngồi và xếp hình con rết (cứ 1 nam rùi đến 1 nữ).
Treo bình sữa chứa bia lên vừa tầm, sau đo con rết sẽ bò đến bú bia, đội nào bú hết được bia sẽ thắng.
Bảo đảm, mọi người sẽ được 1 phen cười đau bụng luôn.

Thi uống bia: Số người chơi: 5 nam, hoặc nhiều hơn.
Ðạo cụ: 5 bình bú sữa trẻ em được đổ đầy bia (giữ bí mật đạo cụ).
Chuẩn bị: Mời mọi người chơi lên sân khấu, phát cho mỗi người một bình bia.
Cách chơi: Sau khi hô hiệu lệnh, ai uống hết bình bia nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc.
Lưu ý: Trò này hay bị người chơi gian lận bằng cách cắn vào đầu bình để bia ra nhanh hơn.

10. Đoàn kết (hay Dính chùm): (trò này chơi vui, và cũng có thể dùng khi Quản trò muốn chia Vòng tròn thành từng nhóm nhỏ theo ý định để tổ chức những trò chơi tiếp theo)
Quản trò: Đoàn kết. – Vòng tròn: Thì sống – Quản trò: Chia rẻ. Vòng tròn: Thì chết – Quản trò: Kết chùm – Vòng tròn: Chùm mấy, chùm mấy? Quản trò: (hô theo dự đính của mình – ví dụ: chùm ba, chùm ba hoặc 4 đầu 4 chân,…). Vòng tròn: (thực hiện theo mệnh lệnh của Quản trò)
11. Trò bịt mắt bón sữa chua:Cái này tuy phổ biến nhưng chơi lần nào cũng vui.
– Nội dung: Chọn ra các đội, mỗi đội gồm 2 người (nam & nữ), rồi bịt mắt cả 2 người. Người nam ngồi trên 1 chiếc ghế. Người nữ ngồi trên ghế đối diện (Với điều kiện là không được làm đổ sữa). Nữ bón sữa chua cho nam (hoặc ngược lại). Đội nào xong trước là thắng.
Đảm bảo mặt mũi…đầy sữa
Bịt mắt ăn sữa chua: Mỗi đội có 2 người: 1 nam và 1 nữ: và bị bịt mắt, đút sữa chua cho người nam ăn, đội nào ăn hết trước thì thắng.
Hì hì, chơi xong trò này thì mặt mũi anh chàng kia đầy sữa chua, 🙂

12. Ăn táo…treo: Thi ăn táo trên dây(bao gồm 2 đôi nam-nữ):- Nội dung:
Treo quả táo lên dây và cho các thí sinh…ăn. Ai ăn nhanh nhất sẽ thắng cuộc (sẽ rất khó xơi).
Chúng ta cắm 2 cây gậy rồi buộc một sợi dây vắt vẻo qua đó, trên sợi dây treo 1 quả táo. Mỗi bên phối hợp không dùng tay, ăn hết quả táo, bên nào ăn hết trước sẽ thắng.
Trò chơi này cũng khá khó vì treo trên sợi dây, quả táo cứ lắc qua lắc lại, mà lại không được dùng tay, nên dùng miệng vừa cắn vừa giữ cũng khá khó.

13. Đánh bóng vào lon:Trò này đòi hỏi phải chuẩn bị một số bóng tennis, một số vỏ chai bia, một số cốc, lon nước ngọt (tận dụng sau khi nhậu xong).
– Nội dung: Chia làm các đội gồm 1 nam 1 nữ. Các bạn nam đeo dây buộc qua thắt lưng để thòng lòng xuống, cuối đầu dây buộc vào cổ vỏ chai bia.
Sau đó xếp thành hàng ngang (ở đầu này sân) rồi lắc người để điều chỉnh cái chai đánh vào quả bóng tennis. Cứ thế vừa đi vừa đánh bóng (chú ý, không được dùng tay, chân). Ở đầu sân bên kia, các bạn nữ cũng xếp thành hàng ngang (mỗi bạn nữ đối diện với bạn nam cùng đội) có nhiệm vụ…đón bóng mà các bạn nam đánh vào. Đội nào bóng vào lon trước sẽ thắng.
Điểm vui là: Trông các chàng rất buồn cười, ngoài việc phải đeo một cái chai thòng lòng còn phải làm các động tác…hơi giống giống…để đẩy bóng đi.
Nếu có thể chuẩn bị được bao tải, có thể thêm vào nội dung sau:
– Sau khi đánh bóng vào lon, cả nam & nữ cho một chân vào bao tải, một tay cầm bao tải rồi quay trở lại đầu kia của sân. Đôi nào về đích sớm nhất mới thực sự thắng cuộc.
14. Tìm xúc xích:VD cho 4 cặp chơi nhé
Chuẩn bị: 5 cái đĩa nhựa loại sâu lòng (1 cái để tại vạch đích). 2kg bột mỳ
04 cái xúc xích Vissan (sao cho vừa trong lòng cái đĩa thôi ạ)
Luật chơi: – đổ bột mỳ vào đĩa, có gắng dấu xúc xích vào trong bột mỳ. mỗi đĩa 1 cái
– 02 người 1 đội ngồi đối diện nhau và đối diện đĩa xúc xích bột mỳ, 2 tay cho ra sau lưng.2 người phải dùng miệng thổi bột mỳ sao cho tìm thấy cái xúc xích nhanh nhất.1 trong 2 người sẽ phải ngậm cái xúc xích đó chạy đến đích thả vào đĩa tại đó. ĐỘi nhanh nhất mang đc xúc xích về là đội chiến thắng.
Kết quả: Sau 1 hồi thổi bột mỳ, chúng ta sẽ có 8 anh chàng đầu tóc mặt mũi trắng xóa, trừ có cái hốc mắt…trông rất vui.
Chú ý: Trò này nên chơi sau cùng, vì sau khi chơi sẽ ra sao chắc mọi ng tưởng tượng đc..hihi
15. Thi làm vỡ bóng: Thổi một quả bóng bay không căng lắm, người con trai ngồi vào ghế, đặt quả bóng lên đùi. Người con gái ngồi lên quả bóng để quả bóng nổ.(Cũng có thể là trò chơi thổi bóng nhưng hai người đấu trán nhau, đặt quả bóng ở giữa trán rồi đẩy làm sao cho quả bóng vỡ)
Chú ý: Một lưu ý nhỏ nữa là bạn trai phải ngồi khép chân vào, kẻo có chuyện gì bạn gái lại có lỗi, 🙂

16. Cô Tấm ngày nay: Rèn luyện tính nhẫn nại, khéo léo trong công việc….

  • Số lượng: 10 người hoặc nhóm người/ lần (cá nhân hoặc tập thể).
  • Vật dụng: 10 cái rổ, 3 loại đậu (đen + trắng + đỏ) trộn lẫn vào nhau, 30 chén nhựa nhỏ.

Luật chơi: Mỗi người chơi nhận 1 rổ có chứa 3 loại đậu được trộn lẫn vào nhau, sau khi có hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, người chơi phải lựa ra từng loại đậu bỏ vào 3 chén nhựa. Sau thời gian từ 10 đến 15 phút người nào hoặc đội nào thực hiện hết sớm nhất việc phân lọai đậu sẽ chiến thắng.

17. Lọ lem nhặt thóc hoặc Đếm hạt:Nghe hay hay, để anh chế ra 1 trò nhé, chưa biết đặt tên là gì.
– Dụng cụ đơn giản thôi, chuẩn bị 1 dúm hạt gạo (hay hạt gì gì cũng đc), nhuộm 1-2 màu.
– Bốc thăm chọn lấy 2 đôi zai gái, rồi cho lên sân khấu, ghế nóng để… đếm hạt ^^
– Bên nào thua thì cõng nhau chạy 1-2 vòng quanh phòng.
– Cả nhà chia phe hô hào cho 2 đội… mất tập trung
Các biến tấu tùy theo sự sáng tạo của ban tổ chức, sao cho giữ được linh hồn của trò chơi là “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành”, có thể là 2 nhóm n người, thay hạt bằng tóc, lá me lá nho, hay cái gì gì đó nghe tên đã thấy hay ho rồi, và nhất là phải tạo được không khí phấn khởi, cả nhà phải hô thật to để khủng bố tinh thần của các mem tham gia.

18. BẾN BỜ HẠNH PHÚC:
Bạn nữ sẽ đứng trên một cái bục dùng còi thổi để hướng dẫn cho bạn nam bị bịt mắt vượt qua mê cung, để đi đến chỗ bạn nữ trong thời gian 6 phút. Lưu ý cứ sau hai phút là mê cung sẽ quay 180 độ theo chiều kim đồng hồ. Vì thế hai bạn cần phải thỏa thuận với nhau thật chính xác (vd: thổi 1 tiếng còi là đi lên, 2 tiếng còi là sang trái, 3 tiếng còi là sang phải, thổi 1 hơi dài là lùi lại, đó là tùy hai bạn thỏa thuận với nhau)
19. Tìm chuối:Buộc 2 quả chuối vào thắt lưng các anh! Buộc chân mỗi anh vào 1 cô. Nhiệm vụ của các cô là TÓM chuối của thằng hàng xóm, bảo vệ chuối nhà mình!. Cuối cùng ai còn chuối nhà đó thắng!

20. Luồn trứng:Phát cho mỗi cô 1 quả trứng luộc rồi. Các cô sẽ thả từ cổ áo các anh xuống và lấy lại quả trứng từ ống quần các anh!. Cô nào nhanh nhất giải nhất!

21. xây tháp bằng bóng bay.Trò này cần đông người 1 chút.
Chia số người ra làm 3 đội. Mỗi đội được phát 1 túi bóng bay, mấy cuộn băng dính nhỏ, 1 cái kéo, và vài cái tăm.
Đội nào xây được cái tháp cao nhất, trong 1 khoảng thời gian nhất định, ví dụ 10 – 15 phút, sẽ là đội thắng cuộc. Các bạn sẽ phải họp nhau để bàn ra chiến lược ghép bóng như thế nào, sau đó phân công người thổi bóng, người xây tháp (bằng cách ghép các quả bóng và dán băng dính vào cho chắc).
Trò này đòi hỏi mọi người phải đưa ra chiến lược đúng và tất cả phải nỗ lực hết mình để đội mình dành chiến thắng. Sau khi kết thúc, mỗi bạn 1 cái tăm , đâm thủng bóng, nghe như tiếng pháo nổ ý các bạn ạ (có vẻ hơi dã man vì vừa mới mất bao nhiêu công để xây rồi lại phá ngay, nhưng mà tạo được không khí sôi động và vui vẻ) .

22. Bịt mắt ném dê:Trò này được tổ chức ở 1 không gian rộng, có thể là 1 sân chơi, hoặc 1 bãi cỏ. Cứ 2 người thì tạo thành 1 cặp. 1 người sẽ bị bịt mắt, còn người kia sẽ là hướng dẫn, nhưng hai người chỉ đi cạnh nhau thôi, chứ không được nắm tay nhau, và người hướng dẫn thì chỉ được phép hướng dẫn bằng miệng.
Trên sàn sẽ là một số đồ vật nhỏ, người hướng dẫn phải chỉ cho người bịt mặt đi nhặt và đi đến gần đội đối phương, dùng vật đã nhặt được để ném trúng vào người bị bịt mắt của đội bạn. Đôi nào ném trúng nhiều người nhất sẽ là đôi thắng cuộc.
Trò chơi này rất sôi nổi, và nếu chúng ta sử dụng trong các câu lạc bộ ngoại ngữ thì càng hay hơn, bởi nhiều khi người hướng dẫn nói đi sang phải, thì người kia lại cứ nhằm bên trái mà tiến

23. Kẹp bóng lấy kẹo:Cần khoảng 3-5 đôi, tốt nhất là nên chọn các đôi đang yêu nhau hoặc có tình cảm với nhau, như vậy họ sẽ hiểu nhau hơn và phối hợp ăn ý với nhau hơn. 2 người phải đứng quay lưng vào nhau và giữ 1 quả bóng bay bằng lưng. Đoạn đường của cuộc thi được rải 10 cái kẹo dưới đất và treo 10 cái kẹo ở phía trên.
Các đôi lần lượt đi từ vạch xuất phát đến vạch đích, Trên đường đi người đi đằng trước phải tìm cách lấy được hết số kẹo. Họ phải phối hợp làm sao để cùng nhau ngồi xuống hoặc đứng lên mà vẫn giữ được quả bóng bay ở trên lưng.
Trọng tài bấm giờ, đôi nào về đích sớm nhất sẽ thắng cuộc.
Có thể thay kẹo bằng các đồ vật khác, và thay đổi số lượng, tuỳ theo hoàn cảnh.

24. Trò chơi “Thi đẩy xe cút kít”:
Không cần dụng cụ gì cả.
Có thể thi chung tất cả hay chia từng nhóm xem nhóm nào nhanh nhất. Các bạn nhìn hình sẽ hiểu ngay, NTT chỉ đề nghị là nên cho các bạn dự thi mang dép vào 2… tay cho đỡ đau.

25. Sâu thi chạy:
Chia các bạn chơi làm 2 đội, mỗi đội khoảng 7-10 người.
Mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc tạo thành 2 hàng song song.
Ở mỗi hàng buộc chân phải người thứ nhất với chân phải người thứ 2, chân trái ngưới thứ 2 với chân trái người thứ 3,…. cứ tiếp tục đến hết cả hàng dọc.
Buộc xong thì cả 2 đội sẽ thi chạy

26. Trò chạy đua 3 chân:
– Cần một số dây để cột chân.
Cứ 2 người bị cột 2 chân kế nhau thành 2 người 3 chân, quàng vai nhau cho khỏi té, tất cả đứng thành hàng ngang rồi chạy đua, cặp nào về đầu là thắng…

27. “cả nhà thương nhau” :
– chia vòng tròn thành nhìu nhóm , mỗi nhóm 3 người gồm : ba , mẹ , con .
– cả vòng tròn cùng hát bàiCả nhà thương nhau, đến đoạn nào có A thương B thì ngừi A sẽ bế ( hoăc cõng ) ngừi B . Hát nhiều lần đến hết bài … có thể hoán đổi vai trò của mỗi người ^^

28. Trò chơi Qua cầu ôm ván

Trò này được các bạn “úynh giá” là game vui và sôi động nhất của ngày hôm ấy.
a. Dụng cụ: 2 ghế dài không có tay vịn hay đồ tựa lưng
b. Chuẩn bị:
– Ghế đặt thẳng hàng, cách nhau 1 ô gạch (tùy bạn canh, sao cho không quá xa không quá gần là ok)

– Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm đứng lên 1 ghế
c. Bắt đầu chơi:
– Mỗi bạn phải nhớ thứ tự đứng của mình, ví dụ như đứng thứ 3 tính từ khỏang cách của 2 chiếc ghế

– Làm sao thì làm, mỗi bạn phải di chuyển qua ghế bên kia và vẫn giữ thứ tự như lúc ở ghế cũ. Ví dụ như đứng cuối cùng bên ghế bên này thì kết thúc sẽ đứng cuối cùng ở ghế bên kia
– Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ CHÂN CHẠM ĐẤT hay TÉ XUỐNG GHẾ

Nào mình cùng xoay

Éo le nhất là đọan này

Yeah!! Qua hết rồi, đúng thự tự luôn
d.Mẹo:
– Bạn Thắng (đeo kiếng) đã nghĩ ra 1 cách rất hay đó là 2 người sẽ ôm nhau và từ từ xoay qua để đổi chỗ cho nhau, đó là cách rất tốt để chiến thắng trò chơi này

– Để căng thẳng hơn nên quy định thời gian, 1 hay 2 phút gì đó

– Khi chia nhóm nên chia nam nữ xen kẻ, sẽ có nhiều cái lợi không ngờ tới

– Bỏ giày và dép ra cho đỡ vướng
e. Ý nghĩa và bài học rút ra:
– Đứng trước khó khăn và thử thách thì sức mạnh tập thể luôn là giải pháp để khắc phục vấn đề, hãy sẵn sàng giơ tay tiếp nhận những thành viên mới
– Dù bạn là người giỏi nhất nhóm nhưng cũng có lúc bạn cần sự giúp đỡ từ người khác (Đố ai qua được bờ bên kia mà không nắm chân, ôm ít nhất 2,3 người)
29. Xác ước ai cập: Bó giò
Số người chơi: 5 cặp
Ðạo cụ: 10 cuộn giấy vệ sinh.
Chuẩn bị: 5 cặp đứng dàn hàng ngang trên sân khấu. Phát cho mỗi nữ 2 cuộn giấy.
Cách chơi: Khi bắt đầu, trong vòng 3 phút, phải dùng cuộn giấy đó bó kín người cùng chơi. Nếu giấy đứt thì bị loại. Cặp nào bó nhanh nhất là cặp thắng cuộc.

30.Chọi trứng
Số người chơi: 5 cặp nam nữ
Ðạo cụ: 10 quả trứng gà được bọc chặt bằng túi bóng, 10 sợi dây cước dài 40cm.
Chuẩn bị: Mỗi cặp sẽ là một đội đứng đối diện nhau và dàn hàng ngang trên sân khấu. Buộc một đầu dây cước vào quả trứng (đã được bọc nilon, rất dễ buộc), một đầu kia buộc vào dây lưng hoặc đỉa quần phía trước mỗi người, sao cho quả trứng cách dây lưng khoảng 20cm là tốt nhất.
Cách chơi: Khi ra hiệu bắt đầu, người chơi không được dùng tay, chỉ được dùng thân điều khiển quả trứng của minh sao cho đánh trúng quả trứng của bạn chơi. Ðội nào đánh vỡ 1 trong 2 quả trứng của mình sớm nhất là người thắng cuộc.
Lưu ý: Trò này không dành người quá lớn tuổi chơi.

31. Hái cam
Số người chơi: 5 cặp, hoặc có thể nhiều. Nhưng buộc phải chia ra các cặp trai gái mới vui.
Ðạo cụ: 5 quả cam, hoặc táo.
Chuẩn bị: Mỗi cặp sẽ là một đội đứng đối diện với nhau như trò chọi trứng. Một người trong mỗi cặp đặt quả cam vào trước yết hầu, dùng cằm và cổ quặp quả cam lại sao cho không được rơi.
Cách chơi: Khi bắt đầu, bạn chơi còn lại trong mỗi cặp phải dùng cổ và cằm của mình lấy được quả cam ở phía bên kia. Cặp nào làm rơi quả cam khỏi vị trí cằm thì bị loại. Cặp nào lấy được quả cam trước là cặp thắng cuộc.

32. Ðào mỏ
Số người chơi: 5 người cả nam lẫn nữ hoặc có thể hơn
Ðạo cụ: Một cái bàn ăn, 5 đồng xu hoặc nắp bia, một hộp sữa bột 1kg (có thể thay thế bằng bột mì), 5 cái ống hút.
Chuẩn bị: Trước khi người chơi lên sân khấu, đặt 5 đồng xu lên vị trí bất kỳ trên mặt bàn, sau đó phủ sữa hoặc bột lên. Phát cho mỗi người chơi một cái ống hút
Cách chơi: Mỗi người chơi phải dùng chiếc ống hút thổi cho bột sữa bay đi và lộ ra đồng xu. Người nào tìm được nhiều nhiều đồng xu nhất sẽ là người thắng cuộc.

33. Đập bóng bay
Thổi nhiều bóng bay, chọn 1 đội nam và 1 đội nữ (> 3 người/đội). Trò chơi bắt đầu: đội nam ngồi sẵn vào ghế (bao nhiêu người thì bấy nhiêu ghế), đặt quả bóng bay lên đùi. Khi có hiệu lệnh, đội nữ đứng bên kia (cách khoảng 3, 4m) phải chạy thật nhanh đến ngồi vào quả bóng làm sao cho bóng vỡ (chú ý không dùng tay bóp bóng). Cặp nào làm vỡ bóng trước thì thắng.

34. Người cụt đội nón
Số người chơi: cả đội cùng chơi, nếu số người các đội không bằng nhau thì chọn số người chơi có thể chơi là nhiều nhất.
Vật liệu: Mỗiđội 01 cái nón, 1 cái ghế.
Cách chơi: Cả 3 đội chơi cùng lúc. Nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên dùng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội lên đầu đi về rồi trở lại để nón lên ghế, lật úp lại. Không được dùng tay để làm các công việc trên. Xong rồi, chạy về đánh vào tay người thứ 2 để bạn này lên thay mình, đội nào làm xong trước thắng cuộc.

35. Lồng dây qua áo
Số người chơi: Cả đội đều chơi, nếu số người các đội không bằng nhau thì chọn số người chơi có thể chơi là nhiều nhất.
Chuẩn bị:
– 3 sợi dây dài 10m, loại dây mềm.
– 1 cọc để mắc áo
– 1 kéo
Luật chơi: Cả 3 đội chơi cùng lúc. Khi có hiệu lệnh của trọng tài, trong mỗi đội, người thứ nhất lồng sợi vào ống tay trái, lồng qua người rồi qua ống tay bên phải sau đó đưa cho người thứ 2, cứ như thế đến khi sợi dây luồn vào người cuối cùng rồi ra đường ống tay. Người cuối cùng chạy đến người đầu tiên để buộc dây lại rồi cả đội chạy đến cọc, mắc sợi dây lên. Đội nào mắc lên trước đội đó thắng.

36. Thi gánh nước
Số người chơi: Cả đội đều chơi, nếu số người các đội không bằng nhau thì chọn số người chơi có thể chơi là nhiều nhất.
Vật liệu: Mỗi đội 2 chén nước đầy.
Xếp đặt: Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10 thước, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.
Cách chơi: Cả 3 đội chơi cùng lúc. Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu một hàng chạy lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay bạn thứ nhì, đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy lên cầm chén nước đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại.
Đội nào chạy mau nhất và còn nhiều nước nhất thì thắng cuộc.

37. TÔI LÀ AI?
Bạn ghi tên mỗi người lên 1 tờ giấy và dán lên sau lưng 1 người bất kì nhưng không được cho người đó biết đó là tên ai.
Trò chơi bắt đầu.Người này hỏi người khác :”Tôi là aj?”Và mọi người trả lời bằng cách tả các đặc điểm của người mang tên đó nhưng không được nói tên ra.Vd:”bạn có mái tóc rất dài”Sau 5′,mỗi người phải diễn 1 vở kjch ngắn thể hiện tính cách của nhân vật mình mang trên lưng và nói tên người đó. Trò chơi này có thể ljnh hoạt bằng cách sd tên của những người nổi tiếng ^^
38. Nói và làm ngược:* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
– Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
– Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
– Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
– Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bsị phạt.

Muỗi bay:Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay.
Vòng tròn: vì vu vì vù. (chụm đầu ngón tay phải của mình lên, đưa tay bay qua bay lại)
Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.
Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)
Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu “lung tung” lên thân thể của “nạn nhân”.
Nếu nghe Quản trò hô “CẮN” thì người “bị cắn” phải nhanh tay “đập” cho trúng vào “con muỗi” đang đậu trên mặt mình (nếu đập không trúng, hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng ).
40. Sóng biển:Người chơi đứng thành vòng tròn thật sát vào nhau. Sau đó choàng vai nhau kết thành một vòng dây.
Quản trò bắt đầu hô: Biển sóng biển sóng.
Vòng tròn: rì rào, rì rào (bắt đầu lắc lư thân mình tại chỗ qua trái qua phải thật nhịp nhàng theo vòng tròn)
(lặp lại tiếng hô này thêm một lần nữa)
Quản trò: Biển nhấp nhô, nhấp nhô.
Vòng tròn: Biển nhấp nhô, nhấp nhô (bắt đầu ngồi lên, hụp xuống theo tiếng reo)
Quản trò: Biển nghiêng về bên phải.
Vòng tròn: Biển nghiêng về bên phải.
Quản trò: Biển chồm về phía trước – Biển ngã ra phía sau – Biển nghiêng qua bên trái – Nghiêng qua tí nữa… nghiêng qua tí nữa,…
Quản trò: Biển sóng, biển sóng
Vòng tròn: Rì rào rì rào.
(trò chơi lúc bắt đầu thì làm chậm, sau tăng tốc lên càng lúc càng nhanh cho đến khi vòng tròn té lăn chiêng bò càng hết cả ra )
41. Tàu điện: Vòng tròn đứng cùng quay lưng về một hướng (để có thể thấy lưng của người bên cạnh của mình), người sau đặt tay lên vai người trước. Quản trò chọn ra một số cặp đứng làm hầm (từng cặp một cầm tay nhau và giơ cao lên trời để đoàn tàu có thể di chuyển nhanh qua “hầm”). Tất cả cùng hát, và đoàn tàu “vòng tròn” nối đuổi nhau chuyển động chun qua hầm. Khi nghe Quản trò thổi còi, tất cả các hầm phải sụp xuống thật lẹ để bắt một toa (hoặc càng nhiều toa tàu càng tốt). Sau 3 lần thổi còi, số ngừoi bị các hầm bắt, và các hầm không hề bắt được một ai hết sẽ bị ra giữa vòng tròn chịu phạt.
42. Bão thổi: Quản trò: Bão thổi, bảo thổi
Vòng tròn: Thổi ai, thổi ai
Quản trò: (hô một câu lệnh, ví dụ: thổi nam không được đứng gần nam,…)
Vòng tròn: (làm theo lời Quản trò nói)
43. Mèo bắt chuột: Vòng tròn đứng rộng ra một chút, tất cả nắm lấy tay nhau và giơ lên thật cao để tạo ra khoảng trống cho mèo và chuột dễ luồng lách.
Chuột và mèo đứng cách nhau một khoảng cách, sau khi nghe tiếng còi thì mèo bắt đầu đuổi theo bắt chuột. Cả hai chạy zích zắc luồng lạch giữa hàng rào được tạp ra bởi vòng tròn. Nếu chạy hết được một vòng mà mèo vẫn chưa bắt được chuột thì chuột thắng.
44. giấu đồ. Bác yêu cầu mọi người ghi nhỡ những đồ đạc của mình để ở trên bàn. ví dụ but bi bút máy, điện thoai di động….
Sau đó bác yêu cầu tất cả nhắm mắt lại, cấm ti hí
Rồi bác đến 1 bàn bất kỳ, lấy đi 1 vật gì đó của ai đó, ví dụ con SONY Erisson chẳng hạn
Xong xuôi, bác bảo mọi ngừoi mở mắt ra. Ai thấy mất cái gì thì hô lên
nếu ngừoi ta hô được thì bác trả lại, nếu không ai hô đựoc thì bác cầm luôn.
Trò nay vui bác ạ. Hôm nào may thì lãi đựoc mấy thứ cũng đáng giá
45. Trò tai mồm mắt mũi á ?
bác đứng ở trên, co cái bục cao thì tốt, cùng lắm là đứng lên bàn. Bác cho tất cả hát bài Bay lên nào là bay lên nào (bác biết bài này không ? ) Chuyển thành Tai tai mồm, tai tai tai mồm, mồm tai mồm mắt tai mồm mũi tai. bác cứ hát thế, tay di chuyển các vị trí tai mồm mắt theo bài hát, xong đột nhiên bác dừng lại, ví dụ ở chữ cuối cùng là chữ Mồm chẳng hạn. Ai làm sai, dừng ở Tai hoặc ở mắt thì bác bắt lên sân khấu, hát 1 bài hoặc bắt múa 1 điệu chàm vông. bác biét múa chàm vông không ?

46. tim ngừoi đầu trò á ?
Người đi tìm chạy ra ngoài cửa, các bác ở trong phòng thảo luận phân công 1 người làm đầu trò. Người đầu trò làm gì, tất cả phải làm theo. ví dụ người Đầu trò giơ tay phải, tất cả giơ tay phải… gái đầu, tất cả gãi đầu. người kia phải nhanh mắt tìm xem nguời đầu trò là ai.

47. Chơi bóng: Bác chịu khó bỏ tiền ra mua 1 quả bóng cao su (cho nó mềm), không đắt lắm đâu, quãng 5-10k gì đó. Bắt cả đội ngồi hình vòng tròn, ngồi sát vào, nam nữ xen kẽ. Bắt vỗ tay và hát 1 bài vớ vẩn gì đó. Bắt người đầu tiên kẹp quả bóng ở cổ, quay sang chuyển cho người ngồi cạnh. Bắt người ngồi cạnh cũng phải chìa cổ ra kẹp lại bóng. Cứ thế bắt tất cả chuyển dần dần. Hết bài. Bóng đang dừng ở đâu thì 2 người đấy phải vuốt má nhau 1 cái. Xong. Lại chơi tiếp.

Cái trò này bác có thể linh động bằng các thay phương tiện vận chuyển bằng miệng hoặc thay đồ vật vận chuyển bằng tờ giấy hút vào miệng.

 

48. Gắn đuôi lừa:bạn vẽ 1 con lừa và làm 1 cái đuôi rời ra, dán bức tranh lừa lên tường, các cháu chơi xếp thành hàng, bạn lấy khăn bịt mắt và đưa đuôi lừa để các cháu gắn vào bức tranh, lần lượt từng cháu 1, ai gắn được đuôi lừa gần cái đuôi của nó nhất thì là người thắng cuộc.==> trò này rất vui, vì khi bịt mắt các cháu sẽ gắn cái đuôi ở các vị trí khác nhau trên con lừa.
49. Một trò khác: bạn chuẩn bị một số món quà, sau đó lấy giấy báo gói các món quà ấy lại, mỗi món quà ở trong 1 lớp giấy, làm thật nhiều lớp vào. Khi chơi bạn cho các cháu ngồi thành vòng tròn, và bật nhạc lên, khi có nhạc các cháu bắt đầu chuyền gói quà cho nhau, sau đó bạn đột ngột tắt nhạc, gói quà rơi đến tay cháu nào khi nhạc tắt thì cháuđó được mở ra và nhận được quà, trò chơi lại tiếp tục cho đền khi món quà cuối cùng được mở ra.
50. Trò gọi số: tất cả đứng thành vòng tròn, đếm số, ngừoi điều khiển ném 1 trái banh lên cao và gọi 1 số, người mang số đó phải chạy mau ra đón trái banh khi nó tưng lên rồi rơi xuống, rồi lại ném trái banh lên cao và gọi 1 số khác và chạy về chỗ cũ, trò này phải nhanh tay mới vui!
51. Trò “ném banh tù”: chia 2 nhóm bằng nhau, bắt thăm, vẽ 1 vòng tròn thật to, 1 nhóm vào vòng, nhóm ngoài đứng quanh chuyền nhau trái banh và ném vào nhóm bên trong, nhóm bên trong cố né không cho banh trúng người nhưng có thể bắt banh, bắt được thì ném thật xa cho nhóm bên ngoài mất thì giờ đi lượm lại, ai bị banh trúng người thì phải ra ngoài vòng. Giới hạn thời gian (thí dụ 1 phút), đổi bên, rồi xem nhóm nào bị nhiều người bị loại hơn là thua. Nhớ giao hẹn chỉ ném từ thắt lưng trở xuống kẻo banh trúng mặt nguy hiểm!
52. Con thỏ ăn cỏ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
– Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
– Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
– Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
– Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
– Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
– Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
– Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)
53. Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt.

54. Một cách chia quà tập thể^^ áp dụng cho các dịp 8/3,20/10, anh em phải tặng quà chị em mà lại ít thời gian.
– Cho cả lớp xếp thành một vòng tròn, phát ngẫu nhiên cho mỗi người một gói quà và phổ biến luật chơi: Các chị em sẽ truyền tay nhau các gói quà theo chiều kim đồng hồ trong khi các bạn nam thực hiện 1 tiết mục văn nghệ ở giữa, khi kết thúc tiết mục, ai đang cầm quà nào thi` cầm lun cái đó <– đơn giản, gọn nhẹ, portable

55. Biến tấu của trò chơi truyền tin

Trò chơi truyền tin kết hợp âm nhạc
Số lượng người: Từ 20 người trở lên
Địa điểm: phòng học có 8 dãy bàn
Cách thức:
* Bước 1: truyền tin
– Nếu phòng học có 8 dãy bàn thì 2 dãy sẽ vào 1 đội
– Mẫu tin: gồm 8 mẫu tin khác nhau. Mỗi mẫu tin là 1-2 câu ngắn trong bài hát.8 mẫu tin được ghi trong 8 tờ giấy
– Yêu cầu 8 người ngồi đầu bạn lên.Phát cho mỗi người 1 mẫu tin.Trong 10s, yêu cầu 8 người này nhớ.
– Sau 10s, yêu cầu 8 người về vị trí ( chưa được truyền tin). KHi có hiệu lệnh ” Truyền tin” thì tin mới được truyền bằng cách nói nhỏ vào tay người phía sau.
– Người cuối cùng sẽ lên ghi lại mẫu tin lên bảng.
– Nếu mẫu tin ko sai, được 10d
(nếu địa điểm là sân trường thì yêu cầu đọc to mẫu tin)
* Bước 2:đoán tên bài hát
– Sau khi ghi mẫu tin hòan tất. Yêu cầu 4 đội đoán và ghi tên bài hát của mẫu tin. 5d cho mỗi cái tên đúng.
– Nếu đội nào ko đoán đựơc tên bài hát hoặc đoán sai, thì mấy đội còn lại được quyền trả lời
*Bước 3:hát lời bài hát 
– Tương tự như vậy, các đội lên hát lời bài hát trong mẫu tin.Nếu hát ko được thì các đội khác được quyền hát. Và 5d cho mỗi 1 mẫu tin hát đúng.

56. Đứng ngủ nằm ngồi”

1,Mục đích
– Tạo ko khí vui vẻ trong sinh hoạt.
– Phát triển phản xạ.
– Rèn luyện trí nhớ
2,Thời gian: 10 phút
3,Số lượng ng chơi :<50 ng
4,Dụng cụ: Ko có
5,Hội trường :
– Lớp học
– Trên xe.
6,Luật chơi :
6.1. Ng quản trò cho tập thể chơi học các cách sau :
– đứng : bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
– Ngồi: bàn tay phảI nắm, 2 tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
– Nằm: bàn tay phảI nằm, tay duỗI thẳng phía trc.
– Ngủ : Bàn tay phảI nằm , áp má vào và hô : khò .
6.2. Cách chơi :
– Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên
-Ng quản trò có thể hô đúng làm đúng hoặc hô sai làm sai.
– Ng chơi phải thực hiện theo những động tác ng quản trò quy định.
– Nếu làm sai hoặc làm chậm, ko rõ động tác hay ko nhìn quản trò đều bị loại khỏi cuộc chơi.
7.Mức độ hoạt động :Nhẹ
8.Bài học rút ra:
– Cách quan sát
– Cách tập trung vào công việc của bản thân.
9.Chú ý
– Tốc độ nhanh chậm tuỳ vào đối tg ng chơi.
– Ng quản trò dùng những từ khác để đánh lừa ng chơi như : tiến, lùi, khò để tạo ko khí

57. Trò chơi “học nghề”

Chia thành 2 nhóm (hoặc nhiều nếu đông), mỗi nhóm cho 1 người sang nhóm kia, nhóm kia nói nhỏ tên 1 nghề, người “học nghề” sẽ trở về và làm động tác diễn tả nghề đó, những người trong nhóm phải đoán ra thật nhanh, rồi đến nhóm kia cử người sang “học nghề”…. Có thể giới hạn thời gian hoặc so sánh, nhóm nào đoán nhanh hơn sẽ thắng.

58. Trò chơi “Trời – Đất – Nước”:
Mọi người đứng hay ngồi vòng tròn, quản trò đi vòng quanh và chỉ vào 1 người hô 1 trong 3 tiếng đó, người đó phải nói tên 1 con vật có liên quan, (thí dụ Trời/ Chim , Đất/ Chó, Nước/ Cá…) ai không nói được hoặc nói sai sẽ bị bắt ra giữa vòng, khi nào nhiều người thì phạt… Phải làm thật nhanh và bất ngờ, dễ bắt nhất là vừa hỏi xong 1 người rồi chì ngay người kế bên…

Khi quản trò kêu trời ~~~> người chơi phải kêu rõ ràng là chim gì (vd: chim bồ nông, chim én…), người chơi sau không được kêu lặp lại tên con vật mà người trước đó đã nói .Ko được kêu chung chung là chim.~~> sẽ có nhiều người bị bất ngờ ~~> bị phạt
Tương tự: nước ~~~> cá (cá basa, cá tra…), mực, tôm(tôm hùm, tôm bạc…)…
Trò này cũng như các trò khác đòi hỏi quản trò phải năng động, tích cực+hài hước 2. Trượt ván:
– Vật dụng là 1 ván gỗ có kích thước 20cm x 50cm, ở dưới có lắp 4 bánh xe. Mỗi lần thi từ 2 – 3 đội sẽ ngồi trên ván và dùng 2 tay chèo để di chuyển ván vượt qua những chướng ngại vật.
– Đội nào cán mức trước là thắng cuộc.
59. Bịt mắt đập om (đập niêu):
– Bố trí điểm xuất phát và điểm đích. Tại điểm đích dựng sào để treo các niêu đất (trong để kẹo, bột…). Tại điểm xuất phát bịt mắt người chơi và xoay 1 vòng. Sau đó, tự người chơi di chuyển đển mức đích và đập niêu.
– Người chơi nào đập trúng sẽ nhận thưởng. Có thể sáng tạo thành đập banh, đập lon, đập bóng nước…
60. Em làm cầu thủ:
– Thiết kế 1 khung thành và 1 hình nộm làm thủ môn. Từ khoảng cách tùy chọn sút bóng vào khung thành. Ai sút vào sẽ nhận thưởng.
– Có thể sáng tạo thêm như: sút 3 lần trúng 2, bịt mắt sút bóng…
61. Trên cầu câu cá:
– Thiết kế 1 ao nước (hay tận dụng những địa thế tại địa phương). Làm 1 cầu khỉ bằng tre lồ ô. Thả các con cá bằng nhựa trên nước. Người chơi cầm cần câu và trong thời gian quy định sẽ bắt càng nhiều cá càng tốt sẽ nhận thưởng.
– Có thể sáng tạo là đứng trên ghế câu cá trong thau…
62. Bịt mắt bắt cá:
– Thả một số cá nhỏ trong thau, bịt mắt người chơi lại. Ai bắt được cá đầu tiên sẽ được nhận thưởng.
63. Nhảy dây kỷ lục:
– Đây là trò chơi dân gian phổ biến. Trong thời gian 1 phút, bạn nào nhảy nhiều nhất sẽ nhận thưởng.
– Có thể sáng tạo thê, như nhảy dây tập thể, ngồi nhảy…
64. Nhảy bao bố:
– Chia làm 2 vạch xuất phát và vạch đích đến. Tại vạch xuất phát, mỗi người chơi phải mang bao bố tròng vào 2 chân cao đến bụng và nhảy đến đích. Ai đến trước sẽ thắng.
– Có thể sáng tạo như: nhảy bao bố 2 người, nhảy bao bố đồng đội…
65. Ném bóng vào rổ:
– Mỗi bạn tham gia sẽ ném bóng vào khu vực rổ. Ai ném trúng sẽ nhận thưởng.
– Có thể sáng tạo như: ném dĩa, lăn banh…
66. Nhảy sạp:
– Theo nhịp bài Mừng chiến thắng Điện Biên (nhịp 4/4) có thể gõ như sau:
+ Cách 1: Gõ 1 – 2 – 3 rồi chập lại.
+ Cách 2: Gõ 1 – 2 rồi chập rồi nghỉ 1 nhịp
– Có thể thi đầu từng cặp hay đội.

67./ Trò chơi cướp ghế.
– Quản trò chọn 8 cặp nam nữ tham gia.
– Chuẩn bị 7 chiếc ghế
– Một chiếc đài + 1 bài nhạc bốc bốc 1 chút
+Thực hiện :
Lần 1 : Xếp bảy chiếc ghế thành vòng tròn, Khi quản trò bật nhạc các cặp nam nữa ôm eo nhau đi xung quanh vòng ghế (xen kẽ nam – nữ), khỏang 1 phút hoặc 2-3 vòng ghế quản trò tắt nhạc, các cặp phải ngồi được chiếc ghế gần nhất giữ cho đến khi quản trò hô dừng. Cặp nào không cướp được ghế thì bị loại (nếu cướp ghế rồi mà không giũ ghế, cặp khác cướp được là thua.
Lần 2 : Sau khi 1 cặp bị loại, quản trò cất 1 chiếc ghế đi và tíep tục lần hai. Lúc này còn 7 cặp nam nữ + 6 ghế.Lần 2 này tương tự, nhưng đổi không ôm eo nhau nữa mà nhảy lò cò, người sau túm chân người trước.
Lần 3…..
Lần 4…..
Quản trò có thể tự nghĩ ra các cách khác nhau. Ví dụ : cầm tai nhau chạy quanh vòng ghế, hoặc cõng nhau, bế nhau…..
Cuối cùng chọn ra cặp thắng cuộc là cặp cuối cùng giữ được ghế.
Ghi chú : Nên chuẩn bị một số phần quà thú vị cho 3 cặp thắng cuộc : giải nhất, nhì, ba.
68. Gắp bóng bằng thìa:
+ Yêu cầu: Chuẩn bị rổ bóng bàn, thìa ăn và chia làm 2 đội chơi. Địa điểm để rổ bóng và đích của 2 đội chơi cách nhau khỏang 10-15m.
+ Bắt đầu trò chơi:
Chia làm 2 đội, đầu tiên mỗi đội một người ngậm phía đuôi thìa và để 01 quả bóng bàn lên thìa, khéo léo di chuyển về đích nhanh nhất có thể, đổ quả bóng đó vào rổ ở đích và chạy lại địa điểm ban đầu. Người tiếp theo tiếp tục như vậy.
Quản trò quy định thời gian nhất định và khi hết thời gian đếm số bóng đội nào nhiều hơn là đội thắng.
69. Đội bóng qua dây
+Yêu cầu: Hai người đứng căng sợi dây dơ lên qua đầu. Trò chơi cần khỏang 8 đôi nam nữ và mỗi đôi có 1 quả bóng bay.
+ Bắt đầu trò chơi:
Lần lượt các đôi nam nữ nắm lấy 2 tay nhau, để bóng tì vào chán của mình, cùng dìu nhau đi qua sợi dây. Đôi nào để rơi bóng khi chưa chui qua sợi dây là bị loại khỏi cuộc chơi.
Khi các đôi lần lượt đi qua sợi dây thì người căng dây sẽ hạ dần độ cao xuống đầu, xuống cổ, xuống ngực, xuống hông, xuống đầu gối. Đôi nào vẫn chui qua thì là đôi chiến thắng.
70. Đếm số vòng tròn:
Mọi người chơi đứng thành vòng tròn. Bắt đầu từ người đầu tiên hô lên số 1, tiếp đến người bên cạnh phía tay phải anh ta sẽ im lặng, người kế bên người im lặng sẽ phải hô số 2, người tiếp theo anh ta sẽ im lặng để người kế bên anh ta hô tiếp số 3. Cứ như vậy cho đến hết vòng tròn.
Nếu người phải im lặng mà hô hay người phải hô số tiếp theo mà im lặng thì cả hai đều bị phạt.
71. Dập nến:
Buộc 1 sợi dây chun có độ đàn hồi vào hông và treo vào đó một vật nặng có thiết diện bè ngang vừa phải. Người chơi cúi khom hai tay chống vào bức tường. Dùng lực ở cơ bụng điều khiển vật nặng đó để dập ngọn nến dưới chân, không được xê dịch vị trí của hai bàn tay, chỉ uốn éo người để điều khiển vật cheo đó. Ai dập nhanh nhất sẽ thắng.
72. ăn kẹo
Cần một số đôi nam nữ tham gia trò chơi. Các đôi nam đứng thành 1 hàng, nữ đứng thành 1 hàng nhìn đối diện nhau. Mỗi đôi sẽ có 1 cái kẹo đã buộc sợi chỉ ở 2 đầu. ngậm 1 đầu chỉ, nữ ngậm 1 đầu chỉ và khi có hiệu lệnh thì bắt đầu nhai sợi chỉ. Đôi nào nhai hết chỉ và cả nam và nữ đều chạm miệng vào hai đầu cái kẹo nhanh nhất thì đôi đó giành thắng lợi.
73. ăn bỏng (bim bim):
Cần một sồ đôi nam nữ tham gia vào trò chơi. đứng thành hàng, nữ đứng thành hàng đối diện với người bạn chơi của mình. Mỗi bạn nữ sẽ bị dùng khăn bị mắt lại, sau đó cầm một giá bỏng ngô nhỏ. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bốc bỏng ngô đút vào mồm bạn nam. Bạn phải ăn hết chỗ bỏng bạn nữ đút. Cứ như vậy hết thời gian quy định mà đôi nào ăn được hết nhiều bỏng ngô thì đôi đó đọat giải.

74. ăn táo:
Cần một số đôi nam nữ tham gia:
Quả táo sẽ được treo vào một sợi dây lơ lửng ở tầm miệng của người chơi. Các đôi nam nữ đứng đối diện nhau sao cho quả táo đó được treo lơ lửng giữa miệng hai người chơi. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì các đôi nam nữ bắt đầu ăn táo. Đôi nào ăn hết nhanh nhất đôi đó sẽ giành thắng lợi.

DMCA.com Protection Status