So sánh độ khó đề thi IELTS với đề thi chuyên Anh theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Bài viết dẫn nguồn từ Facebook của thầy Mai Thanh Son. Mời Quý Phụ Huynh tham khảo: Dạo này, mình nhận được rất nhiều câu hỏi kiểu: “Có nên ôn thi IELTS song song với ôn Anh chuyên hay không?” “Học IELTS rồi thì có cần học chuyên Anh nữa không?” “Con được điểm IELTS tầm …. thì có chắc đỗ chuyên Anh hay không”…. Công tâm mà nói, mỗi cái đều có 1 độ khó kiểu riêng.

Bài so sánh này chỉ nói lên MỨC ĐỘ GIỐNG NHAU giữa 2 loại để người đọc có cái nhìn khách quan mà thôi. Kết luận thì mỗi người sẽ có riêng cho mình, việc quyết định con đường học tập cho con là việc của gia đình con, thầy chỉ đưa ra cách nhìn từ 1 người làm giáo dục mà thôi.

Sự khác biệt cơ bản nhất là kỹ năng Speaking: Đề IELTS có thi nói còn thi Anh chuyên thì không. Chỉ có 2 năm đề thi có nói là 2013 2014, sau đó không còn nữa. Có nói 2 năm đó thì cũng chỉ là thí sinh tự thu âm trong phòng thi giống thi HSGQG chứ ko có giám khảo chấm trực tiếp như IELTS.

Sau đây là sự so sánh trực tiếp giữa thi chuyên và IELTS phần nghe/đọc/viết. Xin cảm ơn 1 bạn học sinh đi thi chuyên về đã viết lại format đề cho thầy để có bài viết ngày hôm nay Theo format đề chuyên thì:

1. Listening (Nghe): từ câu 1-20 đề chuyên: – Thi chuyên: HS nghe 20 câu, 2 lần. Tổng cũng hơn 20’. Thi chuyên thì có 2 bài, độ khó cỡ CAE. Bài đầu 10 câu là điền vào ô trống khá giống IELTS, bài sau thì năm 2020 là của IELTS, năm nay thì nghe 1 lần điền 2 chỗ kiểu CAE – Thi IELTS: HS nghe 40 câu, 1 lần. Tổng cũng hơn 20’ -> phần nghe tính trên bình quân điểm bài chuyên có thể coi là giống IELTS 10%. (a)

2. Phonetics (Ngữ âm): từ câu 21-25: đề chuyên có, IELTS không -> sự giống nhau là 0%.

3. Vocabulary and Grammar (Từ vựng và Ngữ pháp): từ câu 26->55: đề chuyên có, IELTS không -> sự giống nhau là 0%. Nói cách khác, phần trọng tâm của đề chuyên vẫn là kiểm tra khả năng từ vựng – ngữ pháp của thí sinh còn IELTS thì trọng tâm là đánh giá khả năng vận dụng TA thực tế của thí sinh. Do đó, các dạng bài điền 1 từ vào 3 chỗ trống (trio), cụm động từ (phrasal verbs), biến đổi từ loại (word form) sẽ không bao h có trong IELTS.

4. Reading (Kỹ năng đọc): – Thi chuyên: từ câu 56 đến 61 là đọc 1 đoạn văn, điền đáp án A, B, C, D vào chỗ trống. Nói cách khác, bài này kiểm tra khả năng COLLOCATION của thí sinh (khả năng sắp xếp từ đứng cạnh nhau sao cho phù hợp) -> IELTS không có dạng này.

+ từ 62 -> 66 là điền từ thích hợp vào ô trống. Cả 2 bài này thì mình thấy ko thuần là kỹ năng đọc hiểu cho lắm. -> IELTS cũng không có dạng này.

+ từ 67 -> 72 là điền đoạn văn thích hợp còn thiếu vào ô trống. IELTS cũng không có dạng này. + từ 73 -> 76: điền T, F, NG -> chuẩn IELTS luôn -> giống được 4% nữa. (b)

+ từ 77 – 80: tìm đoạn văn chứa thông tin cần có -> chuẩn IELTS -> giống được 4% nữa (c) 5. Writing (kỹ năng viết) – Thi chuyên: từ 81->90 là viết lại câu. Phần này đương nhiên IELTS không có vì IELTS Writing phần 1 là Task 1, phân tích biểu đồ, quá trình, bảng biểu….

+ từ 90-100: viết luận -> phần này giống IELTS task 2 nhưng dễ hơn, chủ đề thường xoay quanh học sinh là chính. Chủ đề trong IELTS thì có tính phân tích, khó nhằn hơn tương đối. Thôi cứ tính là giống tiếp 10% cho xông xênh. (d) Năm ngoái đề luận còn chiếm 1.5đ, năm nay còn 1 thôi.

Tóm lại, xét tổng số điểm giống nhau (a) (b) (c) (d), ta có thể kết luận: đề chuyên có 10% + 4% + 4% + 10% = 28% là giống IELTS. Sự giống nhau này mỗi năm sẽ 1 khác do cấu trúc đề có thể thay đổi ở phần Reading. Tuy nhiên, sự khác nhau đó có sai số cho phép trong vòng 5-10% đổ lại, không thể quá được.

Vậy theo ý kiến của mình, đề chuyên và IELTS sẽ giống nhau nhưng phần giống nhau không quá lớn nên KHÔNG THỂ KẾT LUẬN là: học IELTS tốt, điểm cao sẽ đỗ chuyên được. Theo mình quan sát thì những bạn đã đỗ chuyên sẽ có 1 nền tảng rất tốt để có điểm IELTS cao. Những bạn không thi chuyên, chỉ học anh điều kiện/ cơ bản vẫn có thể có IELTS cao. Tuy nhiên, trong năm lớp 9, KHÔNG NÊN HỌC SONG SONG CẢ 2 CÙNG LÚC vì HS Hà Nội đã fai lo Toán + Văn + Anh điều kiện + môn thứ 4 + Anh chuyên nếu thi trường chuyên. Học chính khóa ở trường + học thêm các môn trên đã là 1 cổ 2 tròng r, học thêm cả IELTS 3-6 tháng, có khi ròng rã cả năm thì là 1 cổ 3 tròng, RẤT KHÔNG NÊN. Chưa kể là, chính Hội đồng Anh cũng khuyến nghị là thí sinh nên học IELTS từ 16 tuổi. Bạn nào có điểm IELTS cao từ trước 16 tuổi thì tốt thôi, tuy nhiên thời điểm học cần thích hợp. Mình khuyên PH nên cho con học IELTS vào thời điểm như sau: 1 là hè lên lớp 9, nói cách khác năm nay, thời điểm này thì 2k7 có thể làm quen. 28% ko quá nhiều ko quá ít, cải thiện được kỹ năng nghe – đọc – viết được phần nào hay phần đó. Đã có HS 2k6 của mình ôn luyện IELTS chuyên sâu liên tục trong 3 tháng hè năm ngoái, được IELTS 7.5 (giáo viên khác dạy, mình không dạy IELTS) với hi vọng trường Nguyễn Tất Thành tuyển thẳng IELTS cho an tâm ít ra là 1 nguyện vọng, ai dè năm nay trường bỏ cơ chế đó. 2k7 muốn thử thì xin mời. 2 là khi con vào lớp 10 rồi thì thời gian xông xênh hơn, không bị gánh nặng thi cử nữa thì học thêm j thì học. Vừa đúng độ tuổi khuyến nghị của hội đồng Anh, vừa cho con những thử thách cao hơn để chinh phục. Nếu dùng điểm IELTS để xét tốt nghiệp 12 thì sớm nhất là đầu năm lớp 11 thi thì lúc xét tốt nghiệp, chứng chỉ IELTS mới còn hạn. VD: 2k5 lên lớp 11 năm nay 2021, tháng 6 mà thi rồi có bằng trong tháng, vậy chứng đó không thể dùng để xét miễn thi Anh THPTQG vào tháng 7/2023 được vì chứng chỉ IELTS nếu thi bây h thì trong tháng 6/2023 cũng sẽ hết hạn. Bài viết này hoàn toàn là quan điểm cá nhân của thầy Sơn, có thể đúng có thể sai với tùy người, không có giá trị áp dụng chung cho tất cả. Trân trọng!

DMCA.com Protection Status